Đào móng là gì? Hướng dẫn cách đào móng xây nhà chi tiết nhất

Đào móng là bước đầu tiên cũng là bước quan trọng nhất quyết định độ bền và vững chắc của cả công trình. Nếu cách đào móng xây nhà chỉ cần sai một bước thì nó không chỉ ảnh hưởng đến công trình bạn đang thực hiện mà còn liên quan đến các công trình xung quanh. Dưới đây, Công Ty TNHH Kiến Trúc Xây Dựng Hòa Bình sẽ hướng dẫn bạn cách đào móng xây nhà cực chuẩn.

I. Đào móng là gì ?

Đào móng nhà là phần tác động trực tiếp đến nền đất và các nhà liền kề. Nếu không được thực hiện một cách chính xác, nó có thể gây hậu quả cho những người hàng xóm như tường, trần nhà bị nứt, thấm, dột, hệ thống cấp thoát nước có thể bị vỡ hoặc hư hỏng. Hay rò rỉ đường dây điện trong tường. Thậm chí, nặng có thể gây gãy móng, sập nhà.

II. Các loại móng phổ biến

Móng đơn

Là các loại móng có một cột hoặc một nhóm cột sát nhau có tác dụng chịu lực. Thường dùng ở dưới chân cột điện nhà, cột điện hoặc mố cầu.

Móng băng

Thường có dạng dải dài, có thể độc lập hoặc đan chéo hình chữ thập, để đỡ tường hoặc cột. Việc thi công móng băng nghĩa là việc đào móng xung quanh khuôn viên công trình (tòa nhà) hoặc đào móng song song với nhau bên trong khuôn viên. Trong xây dựng nhà, móng băng được sử dụng phổ biến nhất vì chúng nằm đồng đều và dễ xây dựng hơn móng đơn.

Móng bè

Là loại móng được sử dụng chủ yếu ở nơi có đất tơi xốp, cường độ chịu nén thấp kể cả khi không có nước hoặc do yêu cầu của kết cấu.

Móng cọc

Đây là loại móng được cấu tạo từ cọc và đài cọc, dùng để truyền tải trọng của công trình từ lớp đất tốt xuống lớp sỏi đá sâu bên dưới. Người ta có thể đóng, hạ các cọc lớn vào các lớp đất sâu, tăng khả năng chịu tải nặng cho nền móng. Cọc tre và cừ tràm ở Việt Nam được sử dụng như một cách để gia cố nền đất dưới móng của tòa nhà. Ngoài ra, ngày nay cọc bê tông cốt thép thường được sử dụng phương pháp đóng cọc vào đúng mặt đất.

III. Hướng dẫn cách đào móng xây nhà chi tiết

Để việc đào móng được diễn ra thuận lợi, suôn sẻ thì bạn hãy làm theo các bước sau:

Chuẩn bị công đoạn đào móng

Bước đầu tiên, nhà thầu phải chuẩn bị đầy đủ các công việc cần thiết trước khi đào hố như:

  • Dọn dẹp khu vực xây dựng: cây cối, nhà cửa bị phá dỡ và di chuyển trước khi bắt đầu đào móng. 
  • Thực hiện các biện pháp thoát nước mặt và nước ngầm. Đảm bảo không bị ngập úng trong quá trình thi công. 
  • Thi công đường tạm cho dự án. 
  • Định vị và dựng khuôn cho công việc, tạo điều kiện thuận lợi theo tiêu chuẩn đào hố móng. 
  • Bên cạnh đó, thực hiện các yêu cầu mà cả hai bên, nhà đầu tư và nhà thầu, đã ký kết trong hợp đồng và được phê duyệt.

Tiến hành thi công đào móng

Sau khi đảm bảo rằng các công việc chuẩn bị đã hoàn tất. Lúc này, nhà thầu bắt đầu công đoạn thi công hố móng. Bước này bao gồm 3 bước chính bao gồm:

Bước 1: San lấp mặt bằng

Trong giai đoạn 1, nhà thầu sẽ sử dụng máy ủi để san lấp mặt bằng. Nếu công trình có diện tích lớn, thì nhà thầu sẽ dùng máy cạp, máy ủi cùng thi công. Máy ủi sẽ thực hiện việc lấp đất và đào. Máy cáp sẽ được sử dụng để san phẳng mặt bằng và đầm nền trước cho hố móng.

Bước 2: Đào đất hố móng

Khi giai đoạn 1 hoàn tất, nhà thầu sẽ tính khối lượng đào móng, sau đó ngay lập tức bắt tay vào đào hố móng. Thông thường có 7 loại đất xây dựng phổ biến bao gồm: Đất cát pha, đất cát, đất mùn, đất sét, đất sét dẻo, đất sét cứng và đất sỏi sạn. Độ sâu đào khác nhau tùy thuộc vào loại đất. Độ sâu và kích thước của hố thông thường sẽ được nghiên cứu và chỉ ra trước trong bản vẽ thi công. Trong 3 giai đoạn thì đây là giai đoạn quan trọng nhất khi nó ảnh hưởng đến kết cấu và tuổi thọ của cả công trình sau này. Do đó, nhà thầu phải tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn đào hố móng.

Một số lưu ý nhỏ trong giai đoạn này cần chú ý như:

  • Nên sử dụng loại máy đào 1 gầu múc để tránh làm hư hỏng hoặc ảnh hưởng đến kết cấu của nền móng. 
  • Để lại một lớp bảo vệ mỏng để ngăn chặn yếu tố xấu của môi trường xung quanh. 
  • Hố móng nên xây chéo để hạn chế quá trình sụt lún. Trong trường hợp này, nhà thầu bắt buộc phải xây tường đứng. Cần tiến hành gia cố và có biện pháp thay thế. Nếu do điều kiện mặt bằng hoặc yếu tố nào đó mà nhà thầu không thể gia cố. Tại thời điểm này, việc xây dựng nền móng nên được rút ngắn càng nhiều càng tốt. 
  • Với những công trình xây dựng ở khu dân cư đông đúc. Hoặc cơ sở hạ tầng kết cấu xung quanh quá kém. Cần có biện pháp chống sạt lở như: khung chống văng, ép cọc thép, khoan mồi… 

Bước 3: San lấp hố

Trong quá trình thi công móng, nhà thầu phải đảm bảo rằng không có lỗ hổng nào trên mặt đất trong quá trình thi công móng. Khi móng nhà ổn định về kết cấu và đảm bảo đáp ứng các điều kiện theo quy hoạch xây dựng. 

Tùy theo quy mô, kết cấu móng và công trình mà thời gian lấp hố móng khác nhau. Thông thường thời gian cần thiết để lấp hố móng ít nhất là 2 tuần. Ngoài ra, nhà thầu phải lấp hố móng đúng cao độ đã thỏa thuận với chủ đầu tư.

Đào móng là công việc đòi hỏi phải có tay nghề cao và kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực. Qua bài viết này, bạn đã hiểu rõ về ý nghĩa và quy trình của đào móng trong xây dựng cũng như lý do tại sao bạn nên chọn Công Ty TNHH Kiến Trúc Xây Dựng Hòa Bình là đối tác tin cậy cho các dự án của mình.

Công Ty TNHH Kiến Trúc Xây Dựng Hòa Bình là một trong những đơn vị hàng đầu tại Tiền Giang trong lĩnh vực thiết kế, thi công và đào móng cho các công trình xây dựng. Với đội ngũ kỹ sư và công nhân lành nghề, chúng tôi cam kết mang lại cho khách hàng những dịch vụ chất lượng và đáng tin cậy nhất

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

[icon name="map-location-dot" prefix="fas"] Địa chỉ: 63/2 Lê Thị Hồng Gấm, Phường 6, Mỹ Tho, Tiền Giang.
[icon name="phone-volume" prefix="fas"] Điện thoại: (073) 3887.288 - 0939.484.659
[icon name="envelope-open-text" prefix="fas"] Email: hoabinhbuild@gmail.com
[icon name="building-columns" prefix="fas"] Website: https://www.hoabinhbuild.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.
.